Corundum – khoáng vật có độ cứng chỉ sau kim cương

Corundum – khoáng vật có độ cứng chỉ sau kim cương

Ruby và Sapphire là hai loại đá quý được nhiều người biết đến nhưng cái tên khoáng vật Corundum thì không phải ai cũng biết. Vậy Corundum là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khoáng vật có độ cứng chỉ đứng sau kim cương này nhé.

Corunlum là gì?

Corundum là một dạng kết tinh của oxit nhôm (Al2O3) với một ít tạp chất bao gồm sắt, titan và crom. Đây là một trong các khoáng vật tạo đá. Corundum tinh khiết không có màu nhưng khi lẫn tạp chất thì nó có nhiều màu khác nhau. Các mẫu trong suốt được dùng làm đá quý có màu đỏ được gọi là ruby, và những màu còn lại được gọi là sapphire. Sapphira màu cam sắc tím ở Ấn Độ được gọi là padparadscha và sapphire màu đỏ nhạt được gọi là patmaraga.

Corundum khi lẫn tạp chất thì có nhiều màu sắc khác nhau.


Corundum có độ cứng cao ( corundum nguyên chất có độ cứng 9,0 theo thang độ cứng Mohs). Nó có thể rạch xước hầu hết các khoáng vật khác, để lại trên các khoáng vật đó vết vạch màu trắng. Corundum có hệ tinh thể ba phương. Nó thường được dùng để làm bột mài, từ giấy mài đến các máy lớn trong gia công kim loại, nhựa và gỗ. Có một vài dạng emery là hỗn hợp của corundum và các chất khác, khi đó khả năng mài của đá sẽ giảm và độ cứng trung bình chỉ còn khoảng 8,0.

Ngoài độ cứng cao, corundum còn có tỷ trọng riêng lớn vào khoảng 4,02 g/cm3. Trong số các khoáng vật được cấu tạo từ các nguyên tố nhẹ như nhôm và oxy thì đây là tỉ trọng rất lớn.

Corundum có độ cứng cao, chỉ đứng sau kim cương.

Corundum thường tạo thành những tinh thể hình trụ lưỡng tháp, hình tonno, khối mặt thoi và song diện. Các mặt của lăng trụ và lưỡng tháp thường có vết vạch chéo hoặc nằm ngang. Corundum thường tản mạn, có khi tạo thành những khối đặc trong đá. Nó có nhiều màu như phớt xanh, xám vàng, đỏ, phớt tím… nếu trong suốt thì sẽ tạo thành ngọc.

Người ta tìm thấy Corundum trong các đá biến chất như diệp thạch, gơnai, và đá hoa ở dạng tinh thể. Đôi khi người ta còn bắt gặp nó xuất hiện trong syenit ít silica và nephelin syenit xâm nhập. Nó còn có mặt trong các đá xâm nhập siêu mafic dạng khối, cùng với đai mạch lamprophyre và kết tinh thành tinh thể lớn trong pegmatit. Vì corundum có độ cứng lớn nên khó bị phong hóa. Do vậy nên chúng thường xuất hiện ở dạng sa khoáng trong lòng sông hoặc bãi biển cát.

Corundum được khai thác ở Zimbabwe, Nga và Ấn Độ, thường dùng để làm bột mài. Chúng cũng từng được khai thác từ trầm tích phong hóa từ nephelin syenit ở Craigmont, Ontario và từ dunit ở Bắc Carolina. Người ta tìm thấy emery corundum được tìm thấy ở Hy Lạp, đảo Naxos và gần Peekskill, New York. Corundum mài được sản xuất từ bauxit.

Corundum

Mặt dây chuyền đá corundum đẹp mắt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *