Sự Khác Nhau Giữa Kim Cương CVD Và Kim Cương Tự Nhiên
Kim cương CVD và kim cương tự nhiên có các giá trị tương đồng và vẻ ngoài hoàn toàn giống nhau vì thế rất khó để phân biệt. Là một người tiêu dùng, liệu bạn đã biết cách lựa chọn? Và phân biệt hai loại kim cương này trong điều kiện thực tế hay chưa?
So Sánh Giữa Kim Cương CVD Và Kim Cương Tự Nhiên

Hai hình trên đều là màu G VS2 rõ nét, trọng lượng carat và hình cắt tương tự nhau. Nếu từng viên ở trước mặt bạn, bạn gần như không thể biết được, nhưng một viên là kim cương tự nhiên và một viên được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp CVD cùng có công thức hóa học là C. Được cấu thành từ cacbon. Sự giống nhau này xuất phát từ việc các nhà khoa học sau quá trình nghiên cứu, đã tạo ra thành công kim cương CVD hoàn toàn bằng Cacbon. Chính vì thế kim cương CVD được xem là kẻ mạo danh hoàn hảo của kim cương tự nhiên.
Độ Cứng
Thang đo Mohs được phát triển bởi nhà khoáng vật học người Đức Mohs. Đã thành công trong việc xác định độ cứng của các khoáng thạch tự nhiên.
Nhưng rõ ràng lại thất bại khi dùng nó để chỉ ra sự khác biệt giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo. Cả hai loại này, cùng có một độ cứng 10. Độ cứng cao nhất trong bảng thang đo.
Độ Bóng
Độ bóng thể hiện vẻ đẹp của các loại đá quý sau khi gia công theo các giác cắt. Độ bóng ngoài việc phụ thuộc vào tay nghề gia công của người thợ kim hoàn. Thì một phần khác dựa vào độ cứng và sự ổn định của các loại đá quý. Với các loại kim cương, ta có thang đo nhằm định lượng độ bóng của chúng như sau:
- Kim cương có độ đánh bóng hoàn hảo (Excellent): Không nhìn thấy lỗi đánh bóng.
- Kim cương có độ đánh bóng rất tốt (Very good): Rất khó nhìn thấy lỗi đánh bóng.
- Kim cương có độ đánh bóng tốt (Good): Rất khó nhìn thấy lỗi đánh bóng khi phóng đại bề mặt x10.
- Kim cương có độ đánh bóng khá (Fair): Lỗi đánh bóng khi phóng bề mặt x10.
- Kim cương có độ đánh bóng kém (Poor): Lỗi đánh bóng khi nhìn bằng mắt thường.
Kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp cùng có độ bóng tương đồng là lớp E – Hoàn hảo. Nhưng sự hoàn hảo này ở kim cương tổng hợp trọn vẹn hơn. Bởi với ý đồ sản xuất trong phòng thí nghiệm cùng những điều chỉnh chính xác. Thì độ trong, độ sạch của kim cương tổng hợp là tốt hơn nhiều so với kim cương tự nhiên. Hầu như kim cương tổng hợp CVD hoàn toàn sạch không hề lẫn tạp chất hoặc bọt khí nào.
Hình cắt Princess do phòng thí nghiệm tạo ra 1.01ct F / VS1 (ở bên trái) so với hình cắt Princess tự nhiên 1.00ct F / VS1 (ở bên phải)
Chiết Suất Ánh Sáng
Chiết suất ánh sáng phản ánh sự hấp thụ và phản ứng với các tia sáng. Nếu một loại đá quý có chỉ số chiết suất thấp thì ánh sáng sẽ đi qua được nhiều, không phản xạ ngược trở lại. Ở cả kim cương tự nhiên và kim cương CVD điều có chỉ số chiết suất ánh sáng ở mức cao, với kim cương tự nhiên là 2.417 còn ở kim cương CVD là 2.420.
Hai con số này thể hiện rằng ánh sáng khi đi qua, sẽ bị hắt ngược trở lại, kết hợp cùng những góc cạnh của các giác cắt mà tạo nên sự lấp lánh. Đó chính là vẻ đẹp mà hiếm loại đá quý nào có thể tạo nên.
Nhận diện và chứng nhận
- Kim cương tự nhiên: Thường được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín như GIA (Gemological Institute of America), đảm bảo chất lượng, nguồn gốc và tính xác thực của viên kim cương.
- Kim cương CVD: Có thể bị nhầm lẫn với kim cương tự nhiên nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp kim cương CVD thường cung cấp chứng nhận từ các phòng thí nghiệm gemological để xác nhận rằng đó là kim cương nhân tạo.
Ứng dụng
- Kim cương tự nhiên: Ngoài ứng dụng trong ngành trang sức, kim cương tự nhiên còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp như cắt, mài, khoan do tính chất cứng và bền bỉ của nó.
- Kim cương CVD: Ngoài sử dụng trong trang sức, kim cương CVD cũng được ứng dụng trong công nghệ cao như các công cụ công nghiệp và thiết bị điện tử.