Trang chủ » PHƯƠNG PHÁP TẨM, HÀN, NHUỘM ĐÁ QUÝ

PHƯƠNG PHÁP TẨM, HÀN, NHUỘM ĐÁ QUÝ

PHƯƠNG PHÁP TẨM, HÀN, NHUỘM ĐÁ QUÝ

Phương pháp tẩm, hàn, nhuộm đá quý

Những kỹ thuật thường được áp dụng trong nhóm phương pháp tẩm, hàn và nhuộm đá quý này bao gồm:

Tẩm dầu đá quý

Nhiều viên đá sau khi chế tác vẫn còn nhiều vết vỡ và khe nứt rõ. Để che bớt các vết nứt vỡ này, từ hàng trăm năm nay người ta đã áp dụng kỹ thuật tẩm dầu. Đá quý sau khi làm sạch được nhúng vào các loại dầu không màu có chiết suất gần với chiết suất của đá. Để dầu có thể thấm sâu vào các khe nứt, trước khi nhúng, đá quý có thể được nung ở nhiệt độ thích hợp.

Kỹ thuật này được áp dụng nhiều đối với emerald và ruby

Tẩy và nhuộm màu đá quý

Trong kỹ thuật tảy và nhuộm màu đá quý, chủ yếu người ta dùng các loại hóa chất khác nhau để tẩy đi những màu không mong muốn trong viên đá, hoặc nhuộm màu cho viên đá, hoặc kết hợp cả hai.

Kỹ thuật tẩy màu thường được áp dụng đối với ngọc trai, san hô, còn kỹ thuật nhuộm màu áp dụng đối với ngọc phỉ thúy, canxedon… Kỹ thuật nhuộm màu được chấp nhận với một số loại đá quý (như canxedon), trong khi lại không được chấp nhận đối với một số loại đá quý khác như ngọc phỉ thúy, ruby…

Ngày nay, đối với ngọc phỉ thúy jadeit, người ta hay sử dụng phương pháp tẩy màu bằng axit sau đó ép bằng một loại polyme đặc biệt không màu (epoxy). Kỹ thuật này có tên gọi là tẩy và ép polyme (bleaching and impregnating polymers), gần như duy nhất được tiến hành ở Hong Kong. Có thể nói hầu hết ngọc jadeit buôn bán trên thị trường hiện nay đều thuộc loại này. Tương ứng với các kỹ thuật xử lý khác nhau, người ta phân biệt:

  • Ngọc phỉ thúy jadeit loại A: loại tự nhiên chưa xử lý (trừ tẩm sáp).
  • Ngọc phỉ thúy jadeit loại B: loại xử lý bằng kỹ thuật tẩy màu và ép polymers.
  • Ngọc phỉ thúy jadeit loại C: Loại Jadeit nhuộm màu bằng các thuốc nhuộm khác.

Tham khảo: Nhận biết ngọc phỉ thúy giả

Hàn lấp các khe nứt, các lỗ trống trong viên đá quý bằng các vật liệu có tính chất quang học tương tự như đá quý

Ví dụ, các khe nứt trong kim cương, trong ruby thường được hàn lấp bằng thủy tinh có chiết suất cao; emerald được hàn bằng chất dẻo… Bằng kỹ thuật này có thể tăng cấp độ tinh khiết của kim cương không màu lên một vài cấp. Các công ty nắm bản quyền về công nghệ này là Ehuda (Israel) và Goldman (Mỹ).

Khoan Laser

Trong kỹ thuật này người ta dùng một tia laser xuyên thẳng vào các bao thể xẫm màu trong viên đá, bắn phá chúng và hút ra nhằm làm tăng độ tinh khiết của chúng. Phương pháp này thường được áp dụng đối với kim cương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *