PHÂN LOẠI ĐÁ QUÝ
Như chúng ta đã biết trong phần khái niệm cơ bản về đá quý, ngành nghiên cứu đá quý hay còn gọi là ngọc học là một ngành khoa học bao trùm rất nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến nghệ thuật và kinh doanh. Các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này vì vậy cũng đa dạng, từ nhà nghiên cứu, nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm đến các công nhân, kỹ sư khai thác mỏ; từ các doanh nhân buôn bán đến các nhà chế tác; từ những chuyên gia nghiên cứu về lịch sử đến các nhà nghệ thuật, văn hóa… tùy vào thị trường, ngành nghề và mục đích sử dụng mà tiêu chuẩn đưa ra để phân loại đá quý cũng khác nhau.
Sau này, một nhà khoáng vật học nổi tiếng thế giới là Kostov người Bulgari đã thống kê lại theo một nguyên tắc chung, thành 7 kiểu phân loại khác nhau là phân loại theo chữ cái, phân loại theo hình thái tinh thể học, phân loại trên cơ sở thực tiễn dựa trên các đặc điểm và tính chất vật lý, phân loại theo nguồn gốc, phân loại hóa tinh thể, phân loại theo hình thức sử dụng và phân loại hỗn hợp. Chi tiết như sau:
Phân loại đá quý theo chữ cái
Một trong những công trình nghiên cứu việc phân loại đá quý theo chữ cái lớn nhất, được sử dụng cho tới ngày nay, có thể kể đến sự đóng góp của 3 nhà khoáng vật học là Robert Webster (tác giả của cuốn Gems: Their Sources, Descriptions and Identification xuất bản tháng 3 năm 1983, hỗ trợ và chỉnh sửa bởi nhà khoáng vật học B.W. Anderson) và Richard T. Liddicoat (tác giả cuốn Handbook of Gem Identification).
Phân loại theo hình thái tinh thể học
Đây là phương pháp phân loại đá quý theo giáo trình tinh thể học.
Phân loại trên cơ sở thực tiễn dựa trên các đặc điểm và tính chất vật lý
Có thể nói, trong lịch sử ngành khoáng vật học và ngọc học, việc phân loại trên cơ sở thực tiễn là phương pháp lâu đời và được sử dụng nhiều nhất vì nó gần gũi với thực tế nhất. Phương pháp này dựa trên những con số, đặc tính lý hóa như độ cứng, tỷ trọng, cát khai, vết vỡ, độ trong suốt… qua đó tìm ra sự ảnh hưởng của các đặc tính này đến việc sử dụng đá quý. Điển hình của phương pháp này phải kể đến là cách phân loại của hai nhà khoáng vật học là Kluge và Kievlenko.
Bảng phân loại đá quý của Kluge (năm 1860) – Kluge’s Gem Classification
Nhóm | Cấp | Những khoáng vật đá quý cơ bản |
Đá quý thực sự | A | Kim cương, corundum, chrysoberyl, spinel |
B | Zircon, beryl (emerald, aquamarine,…), topaz, tourmaline, garnet, precious opal | |
C | Cordierit, idocrase, chrysolite, axinite, kyanite, staurolite, andalusite, chiastolite, epidote, turquoise | |
Đá bán quý | D | Quartz (Crystallised quartz, Chalcedony, Opal), feldspar (adularia, amazon-stone), labradorite, obsidian, lapis lazuli, hauynite, hypersthenes, diopside, fluorspar, amber |
E | Jet, nephrite, serpentine, agalmatolite, steatite,pot-stone, diallage, bronzite, bastite, satin spar, marble, alabaster, malachite, iron pyrites, rhodochrosite, haematite, prehnite, elaeolite, natrolite, lava, quartz breccias, lepidolite |
Bảng phân loại đá quý của Kievlenko năm 1980
Nhóm | Cấp | Khoáng vật đá quý |
Đá trang sức | I | Ruby, emerald, kim cương, sapphire |
II | Alexandrite, sapphire (da cam, lục, tím), black opal, precious jadeit | |
III | Demantoite, spinel, precious white opal, fire opal, aquamarine, topas, rhodolite, tourmaline | |
IV | Chrysolite, zircon, kunzite, moonstone(đá mặt trăng), sunstone (oligoclas), beryl vàng, beryl hồng, pyrop, almandine, bizura(ngọc lam turquoise), amethyst (thạch anh tím), chrysopras, citrine (thạch anh vàng) | |
Đá trang sức và trang trí | I | Lazurite, jadeite, nephrite, malachite, amber hổ phách, thạch anh tinh thể và thạch anh khói |
II | Agate mã não, azurite, hematite, rodonite, felspat ngũ sắc, obsidian ngũ sắc, garnet epidote | |
Đá trang trí | Ngọc bích, onyx cẩm thạch, obsidian, đá huyền, gỗ hóa đá, pegmtit vân chữ, quartz, fluorite, sepiolite, agalmatolite, đá hoa |
Phân loại theo nguồn gốc
Đây là phương pháp phân loại theo nguồn gốc địa chất, được tổng hợp và biên soạn trong cuốn sách Gems of the USSR/Samocvety SSSR của ba nhà khoáng vật học là J.P. Samsonov, A.P. Turingue và V.I. Smirnov, xuất bản năm 1984
Phân loại dựa trên thành phần hóa học
Đây là phương pháp phân loại dựa trên thành phần hóa học do nhà khoáng vật học người Đức là Karl Hugo Trunz đề xuất trong cuốn sách Mineralogische Tabellen của ông xuất bản năm 1941
Tt | Lớp | Khoáng vật đá quý | Công thức hóa học |
I | Nguyên tố tự sinh | Kim cương | C |
II | Sulfut và muối sulfut | PyritMarcasit, sphalerit | FeS2 |
III | Halogenua | FluoriteSelaite, viliaumite | CaF2 |
IV | Oxyt và hydroxyt | SpinelChrysoberyl
Corundum Hematite Quartz (thạch anh) Rutile Casiterite, cuprite, magnetite Opal Taafeite, zincite |
MgAl2O4BeAl2O4
Al2O3 Fe2O3 SiO2 TiO2
SiO2nH2O
|
V | Carbonat | RhodochrositeMalachite
Aragonite Cerussite |
MnCO3Cu2CO3(OH)2
CaCO3 PbCO3 |
Borate | BoraciteHambergite
Ulexite |
Mg3B7O13ClBe2BO3OH
NaCaB5O6(OH)6·5H2O |
|
VI | Sulfate | BariteCelestite
Anglesite |
BaSO4SrSO4
PbSO4 |
Chromate | Crocoite | PbCrO4 | |
Tungstate | Scheelite | CaWO4 | |
Molybdate | Wulfenite | PbMoO4 | |
VII | Phosphate | ApatiteTriphilite | Ca5(PO4)3(F,Cl,OH)Li(Fe,Mn)PO4 |
Arsenite | Adamite | Zn2AsO4OH | |
VIII | Silicat | TopazZircon
Beryl Rhodonite Spodumene |
Al2SiO4(F,OH)2ZrSiO4
Be3Al2(Si6O18) MnSiO3 LiAlSi2O6 |
Hợp chất hữu cơ | Hổ phách | ||
Khoáng vật phi tinh thể | Thủy tinh tự nhiên | ||
Đá quý nguồn gốc sinh vật | Ngọc trai, san hô | ||
Các đá | Unakite,verdite |