Trang chủ » ÁNH LÀ GÌ ?

ÁNH LÀ GÌ ?

ÁNH LÀ GÌ ?

ánh là gì

Sự phản chiếu ánh sáng từ bề mặt của viên đá quý còn có tên gọi là ánh. Ánh chính là biểu hiện định tính của hệ số phản xạ R và tỷ lệ thuận với chiết suất của viên đá. Vì chiết suất của đá quý thay đổi trong một khoảng rất rộng (từ 1,43 đến 3,32) nên ánh của chúng cũng rất khác nhau. Người ta chia ra các loại ánh sau đây (từ cao đến thấp):

  • Ánh kim: giống như ánh sáng của các kim loại, có R > 25%, n>3,00. Ví dụ: pyrit, chancopyrit.
  • Ánh bán kim: R=19÷25%, n=2,60÷3,00. Ví dụ hematit
  • Ánh kim cương: R=10÷19%, n=1,90÷2,60. Các đá quý như kim cương, zircon và demantoit (granat) được coi là có ánh á kim cương.
  • Ánh thủy tinh: R=4÷10%, n=1,40÷1,90, đặc trưng cho đa số đá quý (corindon, topaz, thạch anh).

Ngoài ra còn có ánh dầu (đá bọt, nephrit), ánh sáp (bizura, jadeit), ánh nhựa (hổ phách), ánh xà cừ (ngọc trai) và ánh lụa.

Các hằng số quang học của đá quý (chiết xuất, hệ số phản xạ và chỉ số hấp thụ) còn phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu. Nếu ta dựng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của các hằng số trên theo bước sóng λ thì ta sẽ có các đường cong gọi là phổ chiết suất, phổ phản xạ và phổ hấp thụ (hình 4.6).

Tuy nhiên trong việc giám định đá quý, ngoài giá trị chiết suất, người ta chỉ sử dụng phổ hấp thụ và một đại lượng khác gọi là độ tán sắc chiết suất.

Tuy nhiên trong việc giám định đá quý, ngoài giá trị chiết suất, người ta chỉ sử dụng phổ hấp thụ và một đại lượng khác gọi là độ tán sắc chiết suất.

Độ tán sắc chiết suất (hay còn gọi là độ biến thiên chỉ số khúc xạ) của đá quý là hiệu số giữa giá trị chiết suất ứng với hai bước sóng khác nhau. Trong giám định đá quý, người ta thường đo n ở hai bước sóng: màu đỏ và lam (red and blue). Khi đó độ tán sắc chiết suất (ký hiệu là Dn ) sẽ được tính như sau:

Dn=|nt-nh|

Trong đó:

  • nt là chiết suất ở bước sóng màu đỏ
  • nh là chiết suất ở bước sóng màu lam

ánh là gì

Hình 4.6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *