ĐÁ BRAZILIANIT – VIÊN ĐÁ CỦA BRAZIN

ĐÁ BRAZILIANIT – VIÊN ĐÁ CỦA BRAZIN

da brazilianit

Brazilianit

Đá Brazilianit là khoáng vật tương đối mới trên thị trường đá quý và đá chữa bệnh. Nó được Alfredo Severino da Silva tìm thấy lần đầu tiên khi đang thu dọn rác trên một cánh đồng gần nhà. Năm 1942, khi người ta bắt đầu chú ý đến đá Brazilianit, nó bị nhận nhầm là Chrysoberyl. Sau đó ba năm, hai nhà nghiên cứu là Frederick Pou và Edward Handerson đã phát hiện ra những đặc điểm minh chứng rằng Brazilianit là một khoáng vật hoàn toàn mới. Họ gọi nó theo tên gọi của nơi đã tìm ra nó là Brazilianit.

Đặc tính chung của đá Brazilianit

Tên khoa học: Đá Brazilianit/ Brazilianite

Công thức hóa học: NaAl3(PO4)2(OH)4

Lớp:                       Phosphat

Nhóm:                  Crizoberyl

Tinh hệ:                Trực thoi

Độ cứng:              8,5

Tỷ trọng:              2,7-2,8

Cát khai:               Không hoàn toàn

Vết vỡ:                 Vỏ sò

Sự hình thành: Brazilianit được hình thành trong mạch pegmatite của đá magma kiềm và trong một số khoáng sàng nhiệt dịch.

Màu sắc: từ vàng nhạt và lục phớt vàng sang xanh lá cây hoặc trong suốt.

Màu vết vạch: trắng

Ánh: thủy tinh.

Phân bố trên thế giới: Brazin, Canada, Mỹ.

đá brazilianit

Nhẫn gắn đá brazilianit màu vàng

Công dụng của đá Brazilianit

Tính chất chữa bệnh: 

Tuy rằng Brazilianit là loại khoáng vật hiếm xong các nhà thạch trị liệu học đã kịp ghi chép về tính chữa bệnh nhất định của nó. Cho rằng đồ trang sức bằng Brazilianit vàng lục giúp điều trị cảm lạnh. Chúng có tác động tích cực đến thần kinh và da.

Tính chất mầu nhiệm: 

Cho rằng, đá Brazilianit lục vàng cùng với Peridot tác động tốt đến cảm xúc giữa người với người, việc đeo đồ trang sức đá Brazilianit này giúp cải thiện các mối quan hệ trong xã hội. Bậc cha mẹ đeo đá Brazilianit để cải thiện và chấn chỉnh mối quan hệ với con cái.

Ảnh hưởng tới luân xa:
Đối với luân xa vùng đỉnh đầu: nuôi dưỡng các tuyến của não bộ ; giúp phát triển tinh thần ,tín ngưỡng và các mối liên hệ với vũ trụ.
Đối với luân xa vùng tim: tác động đến hệ tim mạch, tế bào tuyến vú, cột sống và hai tay; luân xa này khơi gợi lòng nhân ái, tính chân thành cởi mở và sự nhạy cảm.
Năng lượng cảm thụ của Âm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *