VẾT VỠ LÀ GÌ

VẾT VỠ LÀ GÌ

Trong khoáng vật học, vết vỡ  là hình dạng và cách sắp xếp của một bề mặt được hình thành khi một khoáng vật bị đập vỡ. Các khoáng vật thường có một vết vỡ rất đặc trưng, vì thế các vết vỡ này được dùng để xác định khoáng vật.

Vết vỡ khác với cát khai vì cát khai liên quan đến sự vỡ ra dọc theo các mặt cấu trúc của tinh thể còn vết vỡ là sự vỡ thì có nghĩa tổng quát hơn. Tất cả khoáng vật đều có vết vỡ, nhưng khi tính cát khai quá thể hiện quá rõ thì rất khó để xác định được vết vỡ.

Tùy tính chất của các mặt vỡ mà người ta phân biệt:

  • Vết vỡ vỏ sò: gồm một số các riềm gờ tương đối đồng tâm, giống như trên vỏ các con sò
  • Vết vỡ không đều
  • Vết vỡ nham nhở (lỗ chỗ): trên bề mặt có các lỗ nham nhở.
  • Vết vỡ dạng bậc thang: trong những viên đá có cát khai hoàn toàn.
  • Vết vỡ nứt nẻ: trên bề bặt có các đường nứt nẻ không đều.

Thông thường trong những loại đá quý có cát khai hoàn toàn thì khó quan sát được vết vỡ. Hầu hết đá quý đều có vết vỡ vỏ sò.

Tính cát khai và vết vỡ chủ yếu chỉ quan sát được ở đá quý thô.

Một số khoáng vật đá quý lại có khía tách (giả cát khai) thay vì cát khai. Sự tách khía này hay xảy ra dọc các mặt xung yếu hơn là theo các phương tinh thể học nào đó. Trong corindon tách khía xảy ra dọc theo các phương của song tinh dạng tấm (da hợp).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *